Những điều cần biết về bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân

Thứ bảy - 14/09/2019 11:37
Những điều cần biết về bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
I) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 1.Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
2.Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3.Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính…; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, HĐND.
II) Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. III) Cử tri Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước CHXHCN VN, tính đến ngày bầu cử được công bố, đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri (ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú).
IV) Nguyên tắc bỏ phiếu
Mỗi cử tri có quyền bỏ 01 phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ 01 phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. V) Cách thức bỏ phiếu Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hội CCB phường 2, quận Tân Bình

Ngày 26 tháng 12 năm 2019, Tại hội trường UBND phường 2, quận Tân Bình, Hội Cựu chiến binh phường 2 đã phối hợp với UBND, MTTQ các Đoàn thể phường tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, có 95 cán bộ hội viên và nhân dân địa phương tham dự.  ...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây