Khắc phục tình trạng "BÁO CÁO KHÔNG TRUNG THỰC"

Thứ bảy - 14/09/2019 11:56
Khắc phục tình trạng "BÁO CÁO KHÔNG TRUNG THỰC"
LÀM THẾ NÀO KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG “BÁO CÁO KHÔNG TRUNG THỰC” HIỆN NAY? “Báo cáo không trung thực” là biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất rõ tệ nạn này và điểm mặt, chỉ tên như “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”, “kê khai tài sản không trung thực”, “mắc bệnh thành tích”, “chạy thành tích”, “chạy danh hiệu”, “quan liêu, xa rời quần chúng”… nếu xem nhẹ những biểu hiện trên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Thực trạng của tệ “báo cáo không trung thực” hiện đang diễn biến ra sao? sự tác động của nó đến bản chất và sự tồn vong của chế độ như thế nào? Đó là vấn đề cấp thiết đặt ra khi toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện các nhóm giải pháp chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng. Thực trạng ở nước ta, theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), tình trạng “báo cáo không trung thực” kéo dài đã và đang khiến nhiều cán bộ, đảng viên dường như quên đi những lời cảnh báo của Lênin và thực tiễn đã xảy ra ở Liên Xô. Nhiều cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương dường như đang chấp nhận điều đó như một phần của quá trình phát triển, không hề nghĩ rằng đó là thứ “giặc nội xâm”, bệnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: “Lãnh đạo mà thiếu thông tin, không có căn cứ thực tiễn, thì khó tránh được những quyết định sai lệch”. Trong thực tế, Đảng ta đã có Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đề cập đến việc khắc phục vấn đề này, nhưng tình trạng “báo cáo không trung thực” ở một số địa phương, ban, ngành chưa có dấu hiệu giảm, mà thậm chí còn có những hiện tượng phức tạp hơn. Cụ thể như ngày 05/9/2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chỉ rõ tình trạng báo cáo không trung thực của hai ngành kinh tế quan trọng tại phiên họp của UBND Thành phố: “Trong 6 tháng đầu năm, tôi đã yêu cầu ngành công thương cố gắng tăng trưởng 7,5% và sau đó được báo cáo lại là tăng trưởng đúng con số 7,5%. Tuy nhiên thực tế con số tăng trưởng chỉ là 7,19%. Lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm đề ra tăng trưởng 6,5% không đạt được vẫn báo cáo cho được” (Báo điện tử VTC News ngày 05/9/2017). Hay như vụ việc ở Thái Bình cách đây hai mươi năm, tình hình ở cơ sở vô cùng phức tạp, mất dân chủ trở nên phổ biến nhưng tỉnh ủy Thái Bình lúc đó vẫn báo cáo không đúng, không đủ với Trung ương. Thậm chí, nhiều đoàn kiểm tra của Trung ương về, địa phương vẫn tìm cách giấu giếm thực tế khiến sự việc thêm trầm trọng. Hay một số tổ chức Đảng ở các tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinalines… không chỉ giấu giếm chuyện làm ăn thua lỗ mà còn giấu nhẹm cả chuyện nội bộ bất đồng, mất dân chủ, khiến cấp ủy cấp trên vẫn đánh giá đó là những đảng bộ trong sạch, vững mạnh (TSVM) cho đến khi sự thật được phơi bày ra công luận. Người viết bài này từng được phân công điều tra, viết bài về vụ tiêu cực ở PMU 18 (Bộ Giao thông vận tải) năm 2006, qua tìm hiểu cho thấy tổ chức đảng ở đó mất sức chiến đấu, thành “bức bình phong” cho Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng thao túng cơ quan nhưng vẫn được đánh giá là TSVM cho đến khi mọi việc được làm sáng tỏ. Hay như tình trạng “mỳ tôm cứu trợ đi nhầm vào nhà cán bộ”, kê khai tài sản thiếu trung thực của một số cán bộ cấp cao thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội đã bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột trước thực trạng “nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, thanh tra ở đâu cũng có sai phạm”. Tiêu cực rất phổ biến nhưng trong các bản báo cáo, đánh giá cuối năm của cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ban, ngành thì hầu như không thấy đề cập. Tương tự như vậy, đến nay, công tác tự phê bình và phê bình đảng viên cuối năm, chưa có mấy chi bộ, tổ chức cơ sở đảng chỉ ra khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên về kê khai tài sản. Nhưng hễ có vụ việc nào đó do nhân dân tố giác hoặc báo chí phản ánh, thanh tra đều chỉ ra sai phạm. Điều này cho thấy, tình trạng “thiếu trung thực” thực sự đã trở nên cấp bách, cần được khắc phục ngay. Bài học thành công của sự nghiệp đổi mới, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, xét đến cùng cũng là bài học về sự trung thực. Đó là tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Nhưng sau 30 năm Đổi mới, những thành công bước đầu khiến cấp ủy, chính quyền nhiều nơi sinh ra chủ quan, cùng với tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường khiến tệ “báo cáo không trung thực” lại trỗi dậy và tìm thấy nhiều “đất sống”. Dư địa để tệ “báo cáo không trung thực” đang “sống khỏe” hiện nay có nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là nguyên nhân do người nhận báo cáo và người báo cáo, tức là giữa cấp trên và cấp dưới. Nguyên nhân trước tiên là do cấp trên quan liêu, xa dân, thích thành tích nên đã chấp nhận, bao che hoặc làm ngơ rồi dẫn đến mặc nhiên công nhận những bản báo cáo sai sự thực. Ví dụ, báo cáo tổng kết năm của hầu hết các địa phương đều báo cáo rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của địa phương (GRDP) đều ở mức 9-10%, thậm chí có địa phương nhiều năm liền giữ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hai con số. Thế nhưng tổng hợp chung, GDP của đất nước nhiều năm gần đây chưa được 7%. Sự vô lý này đã kéo dài, nhưng vì nghị quyết của cấp ủy địa phương đã định ra mục tiêu tăng trưởng khiến ngành thống kê địa phương phải “chạy theo”. Nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng “báo cáo không trung thực” đến từ cấp dưới. Cấp dưới mắc “bệnh thành tích” nên cố tình che giấu khuyết điểm, thổi phồng, tô vẽ thành tích để qua mặt cấp trên; hoặc là cấp dưới biết cấp trên quan liêu, thích “thành tích” nên cố tình “nặn” ra những báo cáo gian dối. Làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “báo cáo không trung thực”, không cho các thế lực thù địch lợi dụng những bản báo cáo này nhằm xuyên tạc, bịa đặt, “nhồi sọ”, “ám thị” quần chúng, nhân dân? Theo chúng tôi, trước mắt cần chú trọng những giải pháp sau đây: Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và đặc biệt cần thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kê khai và báo cáo, nhất là những báo cáo có biểu hiện rõ ràng về sự thiếu trung thực. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết từ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Muốn thanh tra, kiểm tra có kết quả tốt, nhất định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải làm được hai việc: Một là, thanh tra, kiểm tra phải có hệ thống, phải là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, kết hợp tốt giữa định kỳ và đột xuất, khi thấy dấu hiệu không trung thực. Hai là, đội ngũ những người thanh tra, kiểm tra phải là những người vừa có năng lực chuyên môn, vừa can i buy viagra without a prescription là những con người trung thực. Thanh tra, kiểm tra có hai cách: Một là, từ trên xuống, nghĩa là cấp trên phải phán đoán, nhận định những đơn vị, địa phương dễ xảy ra tình trạng báo cáo không trung thực, trực tiếp đi tận nơi, xem xét vấn đề tại chỗ, từ đó đối chiếu với những điều mà cấp dưới đã báo cáo, xem đúng-sai như thế nào; ưu, khuyết điểm của cấp dưới cũng như tính thực tiễn trong các mục tiêu, chỉ thị do mình ban ra. Hai là, thanh tra, kiểm tra phải dựa vào quần chúng, vào cấp dưới và dựa vào nhân dân; nhờ nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên và cơ quan cấp trên; từ thông tin của quần chúng, nhân dân mà tổ chức kiểm tra, thanh tra những nơi “làm thì láo, báo cáo thì hay”; từ những góp ý của nhân dân mà thấy sự quan liêu, thiếu thực tế của bản thân mình. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân báo cáo không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng về công tác báo cáo; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả. Thứ hai, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt phải xác định báo cáo không trung thực tùy theo từng sự việc cụ thể, thuộc cả ba cấp độ: suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Trong công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đấu tranh phòng, chống các biểu hiện báo cáo không trung thực. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đẩy mạnh đấu tranh với các bệnh quan liêu, “bệnh thành tích”… Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về các hoạt động thống kê, tổng kết, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần ngăn chặn các tư tưởng và hành vi báo cáo gian dối, không trung thực. Thứ ba rio rico pharmacy online. , phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong kiểm tra, giám sát hoạt động tổng kết và báo cáo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Các cấp ủy, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh với các hành vi không trung thực của cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân về những báo cáo không trung thực, đặc biệt là hoạt động kê khai tài sản của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý có khối tài sản lớn. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống các biểu hiện không trung thực của cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã yêu cầu: “Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm điểm trên các vấn đề trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị; phẩm chất cá nhân của mình về các mặt: nhận thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng… Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, “trị bệnh cứu người”. Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng”. Trích đăng từ bài viết “Làm thế nào khắc phục tình trạng “báo cáo không trung thực” hiện nay?” của Thượng tá Nguyễn Hồng Hải trong Tạp chí Báo cáo viên, số 12/2017.        

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây