Cuộc sống đẹp của một cô giáo về hưu

Thứ bảy - 14/09/2019 12:00
  Tiểu phẩm: CUỘC SỐNG ĐẸP CỦA MỘT CÔ GIÁO VỀ HƯU Nội dung và ý nghĩa của tiểu phẩm: Theo quy luật của thời gian, sau mỗi lần Tết đến là chúng ta được thêm một tuổi để tiếp tục cuộc sống và cống hiến công sức lao động của mình cho xã hội, đến một lúc nào đó thì chúng ta lại được nghỉ ngơi dành hết thời gian còn lại để lo cho gia đình và vui cùng con cháu. Ở khu phố 1 phường 14 của chúng tôi có một cô giáo đã nghỉ hưu, năm nay cô ấy được tròn 58 tuổi, cái tuổi được nhà nước cho phép nghỉ ngơi nhưng cô ấy không chịu nghỉ mà vẫn tiếp tục làm việc, đem hết công sức lao động của mình phục vụ cho địa phương nơi cô sinh sống. Tiểu phẩm nói lên hình ảnh cao đẹp của một người phụ nữ Việt Nam hiện đại, một nhà giáo luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, có cuộc sống thật tuyệt vời, cô ấy luôn sống vì mọi người chọn gia đình để yêu thương chọn sự cống hiến công sức của mình cho xã hội để làm niềm vui lẽ sống. Cô ấy quan niệm rằng “Tuổi tác cho ta kinh nghiệm sống chứ nó không phải là rào cản sự cống hiến của mỗi con người, nếu còn khỏe thì tiếp tục lao động phục vụ cho dân, nếu không còn khỏe nữa thì nghỉ ngơi”. Quan niệm và cách sống của cô ấy thật dễ thương và đáng trân trọng làm cho chúng ta phải suy nghĩ và học tập noi theo.

CUỘC SỐNG ĐẸP CỦA MỘT CÔ GIÁO VỀ HƯU

NHÂN VẬT: olcin 500 mg. - Cô giáo thạc sĩ Trần Thị Kim Thoa - Cô học trò nhỏ Như Quỳnh - Chị Loan mẹ của Như Quỳnh BỐI CẢNH: Tại một góc phố của phường 14, quận Tân Bình   Chị Loan: Sáng nay con làm bài thi có tốt không con? Như Quỳnh: Dạ con làm bài tốt lắm mẹ, sáng mai con thi môn Lịch Sử là xong đó mẹ Chị Loan: Chào cô Thoa, cô có khỏe không? Cô đi đâu mà vội vậy? Cô Thoa: Dạ cám ơn chị em vẫn khỏe, em mới đi dạy về chị ạ. Con gái của chị đây hả chị? Như Quỳnh: Dạ con chào cô ạ. Chị Loan: Đúng rồi em, con gái của chị đó, Như Quỳnh ơi con có nhớ cô không? Như Quỳnh: Dạ con nhớ chứ, đây là cô Thoa hiệu trưởng trường Mầm non Bàu Cát cũ của con mà. Cô Thoa: Đúng rồi, con lớn nhanh quá, cô nhìn không ra. Con đang học lớp mấy, trường nào vậy con? Như Quỳnh: Dạ con học lớp 12, trường Nguyễn Gia Thiều ạ. Cô Thoa: Con giỏi lắm ráng học cho nên người nha con, thôi chào chị em phải đi đây, lúc khác gặp nhau sẽ nói chuyện nhiều nha chị. Chị Loan và Như Quỳnh chào tạm biệt cô Thoa Như Quỳnh: Mẹ ơi lâu lắm rồi con mới được gặp lại cô Thoa, hồi đó con còn nhỏ quá, không nhớ nhiều, con chỉ nhớ là cô hay vuốt đầu và cười với con đó mẹ, mẹ có thường hay gặp cô Thoa không mẹ? Chị Loan: Mỗi tháng mẹ đều gặp cô Thoa trong các buổi sinh hoạt chi bộ Đảng, bây giờ cô đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn đi dạy và tích cực tham gia nhiều công tác tại địa phương đó con. Như Quỳnh: Vậy hả mẹ, con rất quý mến cô, mẹ kể cho con nghe về cô đi mẹ Chị Loan: Hồi còn trẻ, cô Thoa học rất giỏi, cô tốt nghiệp 2 trường Đại học rồi cô tiếp tục học lên Cao học, tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục nhà nước, cô được bổ nhiệm làm việc tại Phòng giáo dục quận Tân Bình, rồi sau đó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng các trường Mầm non của quận trong đó có trường Mầm non Bàu Cát mà con đã học đó. Khi làm hiệu trưởng, cô đã luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, những trường do cô phụ trách đều đạt chuẩn quốc gia và danh hiệu “Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đó là những thành quả lao động quên mình của cô Thoa và tập thể cán bộ công chức giáo viên của nhà trường. Ngoài ra cô Thoa còn tích cực tham gia các đoàn thanh tra-kiểm tra chất lượng quản lý của các trường mầm non, cô đề ra nhiều giải pháp chấn chỉnh nhằm giúp cho công tác quản lý giáo dục tại quận nhà được tốt hơn. Như Quỳnh: Nghe mẹ nói con tự hào về cô quá mẹ ơi Chị Loan: Con biết không, hiện giờ cô Thoa đã nghỉ hưu được 3 năm rồi nhưng mà cô chưa chịu nghỉ vẫn tiếp tục làm việc đó con. Như Quỳnh: Cô làm việc gì vậy mẹ? Chị Loan: Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng cô vẫn tiếp tục đi giảng dạy 4 ngày trong tuần tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm. Cô còn làm Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường 14, cô đã tổ chức nhiều buổi hiến máu tình nguyện khắp mọi nơi, bản thân cô Thoa cũng đã nhiều lần hiến máu với mong muốn góp thêm những giọt máu tươi của mình để cứu giúp nhiều người, rồi cô còn dành rất nhiều thời gian đi vận động quyên góp cho biển đảo quê hương, cho những vùng thiên tai bảo lũ, cho những người nghèo khổ, cô tổ chức nhiều chuyến thăm và tặng nhà tình nghĩa tình thương cho các hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, thăm các Trại nuôi trẻ mồ côi, người già neo đơn tàn tật và học sinh ở các trường mầm non, tiểu học miền núi... Trong khu phố của mình có một “Chốt sơ cấp cứu” chuyên tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo, cô Thoa phối hợp với Trạm y tế và Hội phụ nữ phường mời các y bác sĩ đến khám chữa bệnh cho dân, tập huấn cách sơ cấp cứu, vận động nhiều người đóng góp thuốc, y cụ... nhờ vậy mà hoạt động của “Chốt sơ cấp cứu” được duy trì ngày một tốt hơn. Cô còn tham gia làm một việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa khá lớn đó là tổ chức nấu cơm chay từ thiện mỗi tháng hai lần phát cho người nghèo,người lao động tự do, cơ nhỡ..., những việc làm thiết thực của cô Thoa luôn nhận được rất nhiều sự thương mến của bà con trong khu phố mình đó con. Như Quỳnh: Có lần con thấy cô Thoa ôm tập hồ sơ, đi vào UBND Quận Tân Bình, hình như cô làm việc gì trong đó hả mẹ? Chị Loan: Đúng rồi đó con, mặc dù cô Thoa đã nghỉ hưu nhưng lãnh đạo quận và phường nhận thấy cô Thoa là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục, lại năng nổ tích cực trong mọi mặt nên mời cô Thoa tham gia HĐND quận và HĐND Phường, thế là cô đã trúng cử làm thành viên Ban kinh tế xã hội của HĐND quận, đồng thời cô còn làm Phó ban kinh tế xã hội của HĐND phường. Với trọng trách này cô đã phản ảnh nhiều nguyện vọng của người dân đến với lãnh đạo cấp trên và không ít lần cô đã tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các chủ trương chính sách liên quan đến công tác quản lý giáo dục và công tác xã hội của quận nhà đó con. Như Quỳnh: Cô lớn tuổi rồi mà vẫn tham gia nhiều công tác quá vậy mẹ? Chị Loan: Năm nay cô dược 58 tuổi đời, 28 tuổi đảng và 35 năm cống hiến trong ngành giáo dục. Cô Thoa là một người phụ nữ thông minh và đức độ, cô không thích nói nhiều về mình nhưng mẹ biết khi còn đương chức và sau khi đã nghỉ hưu cô luôn nỗ lực vươn lên cống hiến rất nhiều công sức của mình cho công tác giáo dục trồng người, cô đã được cấp trên khen thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bằng khen Giấy khen của Bộ Giáo dục-đào tạo và UBND các cấp đó con. Như Quỳnh: Cô làm nhiều việc quá, sao còn thời gian lo cho gia đình hả mẹ? Chị Loan: Cô nói với mẹ là mặc dù cuộc sống đầy bận rộn phải lo toan biết bao công việc, nhưng cô rất hài lòng và rất vui vì cô đang có một gia đình hạnh phúc, được chồng và các con cảm thông chia sẻ công việc gia đình để cô yên tâm làm việc và lại có sức khỏe tốt nên cô sẽ tiếp tục cống hiến công sức của mình cho xã hội, đó là niềm hạnh phúc duy nhất trong cuộc sống hiện tại của cô. Như Quỳnh: Qua câu chuyện mẹ kể về cô Thoa, làm cho con cảm thấy kính trọng và ngưỡng mộ cô nhiều quá, con sẽ kể lại cho các bạn của con cũng là học trò cũ của cô nghe để biết nhiều về cô nghe mẹ, tụi con sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và thầy cô đã dạy dỗ tụi con. Mẹ ơi gần đây con có nghe nhiều thông tin nói về một số giáo viên chưa tốt như báo chí đã đưa tin, sao ghê quá vậy mẹ? Chị Loan: Đúng là gần đây có xảy ra một số trường hợp giáo viên chưa thực hiện tốt phẩm chất sư phạm của một nhà giáo như phương pháp dạy chưa tốt, đối xử bạo lực với học trò của mình, những giáo viên này là cá biệt đã và đang bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án, đây chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, họ đã tạo những vết bẩn làm xấu đi bộ mặt của ngành giáo dục nhưng đó chỉ là số ít thôi con, bên cạnh đó hầu hết các thầy cô giáo đều rất chuẩn mực, luôn hết lòng vì học trò của mình như cô Thoa và một số thầy cô giáo khác chứ không phải cả xã hội đều như vậy. Con có hiểu không con? Như Quỳnh: Dạ con hiểu rồi mẹ ạ, con sẽ luôn yêu thương và kính trọng thầy cô của mình.. Chị Loan: Thôi trưa rồi mình về, chiều nay mẹ con mình sẽ nói chuyện tiếp nha con. Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa các đồng chí, Đảng ta phát động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là nhằm góp phần làm tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng... nhằm đưa đạo đức trở thành nền tảng văn hóa vững chắc của xã hội, mỗi tấm gương tốt sẽ là những viên gạch xây dựng nền tảng văn hóa đó. Học tập và làm theo Bác không phải là những việc làm quá to tát, quá vĩ đại, mà chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, đời thường nhất như tấm gương cô giáo thạc sĩ Trần Thị Kim Thoa, một cán bộ đảng viên luôn tiên phong đi đầu trong mọi công tác, cô đã tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình với cái tâm trong sáng nhất “Có việc phải lo thì lo trước thiên hạ, có việc phải vui thì vui sau thiên hạ” và đến nay, mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng cô ấy không chịu nghỉ mà vẫn tiếp tục làm việc lo cho dân. Đó chính là ý nghĩa của việc học tập làm theo Bác mà chúng ta đã và đang thực hiện để xây dựng, giữ gìn mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân. Phần dự thi của tôi xin được kết thúc tại đây, kính chúc các đồng chí nhiều sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp. Xin trân trọng kính chào.

Tác giả: Hồ Thị Kim Loan

( Đảng viên Đảng bộ phường 14 quận Tân Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hội CCB phường 2, quận Tân Bình

Ngày 26 tháng 12 năm 2019, Tại hội trường UBND phường 2, quận Tân Bình, Hội Cựu chiến binh phường 2 đã phối hợp với UBND, MTTQ các Đoàn thể phường tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, có 95 cán bộ hội viên và nhân dân địa phương tham dự.  ...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây