ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 12
CHI BỘ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
¯¯¯
|
||||
|
|
BÀI VIẾT “GƯƠNG SÁNG QUANH TÔI”
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người.
Chỉ sáu dòng thơ Bác viết nhưng thấm đẫm chân lý về đạo đức cách mạng làm tôi nhớ mãi. Và có lẽ người khiến cho tôi hiểu rõ về những dòng thơ của Bác chính là cô hiệu trưởng trường tôi – Cô Nguyễn Thị Dung – một tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của trường tôi.
Cô về công tác ở trường tôi đã hơn mười năm. Tôi vẫn ấn tượng vẻ ngoài giản dị và nụ cười thật ấm áp trong lần đầu tôi gặp cô. Qua những năm công tác với cô, tôi nhận thấy cô thật sự là người có tài, có đức.
Những năm đầu, với vai trò là hiệu phó chuyên môn, cô đã tự nghiên cứu và học tập những phương pháp dạy học tích cực để tổ chức những chuyên đề hiệu quả cho giáo viên. Những nỗ lực của cô đã được đền đáp xứng đáng khi ngay cả những giáo viên trẻ mới ra nghề như tôi cũng đã vững vàng hơn trên bục giảng. Những nhiệt huyết của cô như thổi vào chúng tôi lòng yêu nghề mến trẻ đậm sâu để hết mình với học trò, mang đến cho các em những giờ học đầy hứng thú.
Thật ấn tượng làm sao khi trong một kì thi giáo viên giỏi cấp Quận, cả bốn giáo viên từ khối Hai đến khối Năm đạt hạng nhất, hạng nhì. Đó là một thành tích mà nhiều trường phải ngưỡng mộ. Không dừng ở đó, thành tích về chuyên môn của nhà trường ngày càng được mở rộng qua nhiều năm liên tiếp. Đứng sau những thành công của giáo viên luôn có bóng dáng của cô. Cô đã trăn trở với từng bài giảng để có thể tư vấn cho giáo viên những phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Có lần cô còn gọi cho tôi không biết bao cuộc điện thoại khi nghĩ ra những ý tưởng dạy học mới. Trong lần ghé nhà cô để được cô tư vấn về bài dạy, cô còn dắt tay tôi xuống căn bếp nhà cô để tôi có hình chụp làm tư liệu cho bài giảng. Những quan tâm, sự gần gũi và hết mình của cô, đã khiến mỗi giáo viên trong trường tôi đều tự cố gắng hết mình vì nhà trường. Kết quả là sau 13 năm công tác, bằng tài năng, sự nhiệt huyết với nghề, cô đã không ngần ngại truyền mọi kinh nghiệm đứng lớp cho thế hệ giáo viên trẻ để rồi gặt hái đến 33 giải thưởng trong hội thi giáo viên where to buy viagra online giỏi cấp Quận. Trường tiểu học Cách Mạng Tháng Tám luôn tự hào “nhỏ mà có võ” trong đánh giá của Phòng Giáo dục. Không những tôi mà còn nhiều giáo viên khác cảm thấy thật may mắn khi có được một hiệu phó chuyên môn tuyệt vời.
Khi nhận nhiệm vụ mới là Hiệu trưởng trường Tiểu học Cách Mạng Tháng Tám, cô cũng đã không ngừng nỗ học tập để quản lý nhà trường tốt hơn. Với thái độ học tập tích cực, cô là một trong số ít người được tham gia viết đề tài tốt nghiệp vì có điểm tổng kết cao. Có lẽ lời Bác dạy là chìa khóa thành công của cô : “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình..."
Quả thật việc quản lý nhà trường với biết bao công việc và biết bao đối tượng quả là một việc làm không dễ dàng gì. Thế mà ở cương vị Hiệu trưởng cô đã làm thật tốt giống như lời Bác dạy: “Mỗi đảng viên, cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của Nhân dân.”
Với tinh thần trách nhiệm cao và thái độ vì nhân dân dân phục vụ, cô trở thành người chỉ huy tuyệt vời lèo lái ngôi trường đến thành công. Mặt trận nào trong nhà trường mặt trận nào cô cũng có mặt.
Đối với giáo viên, cứ hễ trong trường ai đau ốm là cô hỏi han ngay. Không chỉ thế mà cả những gia đình ai có sinh con, ai mẹ ốm, vợ đau, ai cha mẹ “trăm tuổi”, cô đều có mặt. Có lần, khi cô Sa làm phục vụ trong nhà trường bị tai nạn, cô đã kêu gọi và cùng mọi người ủng hộ được 40 triệu đồng. Cô cũng không quên gửi những món quà tri ân đến những cựu giáo chức của nhà trường. Sự chu đáo và tấm lòng trung hậu của cô khiến nhiều người cảm phục.
Đối với phụ huynh, cô đã giải quyết khéo léo những vấn đề phát sinh trong nhà trường. Tôi nhớ có một phụ huynh đã làm bảo mẫu và giáo viên không ít lần rơi nước mắt nhưng cũng đã bị cô chinh phục. Nhiều phụ huynh đã không ngần ngại chung tay góp sức xây nhà trường xuất phát từ việc thấy được phẩm chất tự trọng của cô. Họ là những người đã từng được cô giúp đỡ cho con em đến trường. Thế nhưng khi gửi tặng cô một món quà thay cho lời tri ân liền bị cô từ chối. Họ cảm thấy mình thật nhỏ bé trước tấm lòng to lớn của cô. Có người còn đề nghị tặng cho cô cái máy lạnh để có thể làm việc tốt hơn giữa cái bầu không khí oi ả của những ngày hè nhưng cô bảo : “Nếu toàn trường chịu nóng mà chị lại ngồi máy lạnh thì điều đó không được. Giá như đó là cái ti vi thì biết bao học sinh được lợi em nhỉ?”. Hiểu rõ tấm lòng của cô, thế là nhiều phụ huynh đã chung tay góp sức với nhà trường để tạo cho các em một môi trường học tập thật tốt.
Còn tấm lòng của cô đối với học sinh kể sao cho hết. Cô xây dựng một không gian xanh với hi vọng các em có được một môi trường học gần gũi với thiên nhiên. Những hoạt động Đoàn được cô định hướng gắn liền với những buổi sinh hoạt ý nghĩa các ngày lễ lớn cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em. Cô chỉ đạo các hoạt động Đội hướng đến những nội dung giáo dục kỹ năng sống , giáo dục truyền thống cách mạng. Không những thế, cô còn quan tâm đến việc phát triển năng khiếu cho học sinh qua các câu lạc bộ của nhà trường. Những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn nhận được những phần quà vào dịp Tết và cuối năm học nhờ sự quan tâm vận động của cô. Đúng như mọi người đã nói “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”. Với tinh thần “luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu” của người đứng đầu nhà trường, cô đã tạo nên một tập thể đoàn kết, luôn sẵn lòng tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau khiến ngôi trường Cách Mạng Tháng Tám trở thành ngôi nhà đầm ấm.
Trong chi bộ, với vai trò của một bí thư, cô tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước đến toàn thể đảng viên. Cô quan tâm đến việc phát triển đảng viên trong chi bộ và luôn đề ra mục tiêu để quần chúng phấn đấu. Việc phê bình và tự phê bình cũng được cô thực hiện rất tốt trong chi bộ. Mặc dù cô đã cống hiến rất nhiều nhưng khi chi bộ bình chọn những danh hiệu thì cô luôn nói là mình chưa xứng đáng và nhường lại cho người khác. Những hành động của cô lại khiến tôi nghĩ đến câu nói của Bác: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang"
Chỉ cần nhìn vào những thay đổi về cơ sở vật chất, sự hài lòng của phụ huynh và những đánh giá tích cực của phòng giáo dục về thành tích của ngôi trường Các Mạng Tháng Tám cũng thấy được những thành công cô đem lại. Tôi nghĩ thành công này xuất phát từ phong cách lãnh đạo của cô. Với tư duy “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, cô đã không sử dụng quyền lực hành chính để bắt mọi người theo ý mình mà luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Điều mà tôi tâm đắc nhất ở cô đó là lời nói luôn đi đôi với việc làm và dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Có lẽ vì thế mà nhiều hoạt động trong nhà trường của chi bộ, công đoàn, cũng như của chi đoàn và liên đội Cách Mạng Tháng Tám đều đạt được thành tích đáng kể dưới sự hợp sức, đồng lòng của tập thể giáo viên.
Tôi luôn tự hào khi khoe với bạn bè trường khác về cô Hiệu trưởng trường tôi.Tôi cũng biết “nhân vô thập toàn” nhưng thật sự những ưu điểm của cô cũng đủ để tôi ngưỡng mộ. Hơn 10 năm được làm việc cùng cô, bản thân tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều. Phong cách lãnh đạo của cô đã tạo nên một văn hóa nhà trường thật tuyệt tại nơi tôi công tác. Cảm ơn đời còn những người lãnh đạo tuyệt vời như cô để ngôi trường Cách Mạng Tháng Tám trở thành ngôi nhà thứ hai của bao thế hệ học sinh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh...