CHỦ NGHĨA DÂN TÚY VÀ NHỮNG CẢNH BÁO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Thứ bảy - 14/09/2019 12:00
CHỦ NGHĨA DÂN TÚY VÀ NHỮNG CẢNH BÁO  ĐỐI VỚI VIỆT NAM
  Từ năm 2016, trên thế giới, chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, có xu hướng mở rộng nhưng cũng gây những tác hại không nhỏ. Giới phân tích chính trị lo rằng làn sóng dân túy có thể gây bất ổn nền chính trị ở nhiều nơi trên thế giới; bởi để thực hiện những cam kết trong chiến dịch tranh cử, một số “nhân vật” có thể hạn chế, đảo ngược một số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi. Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam? Chủ nghĩa dân túy phục hồi trên thế giới và sáu nguyên nhân Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng rộng rãi tại Mỹ vào năm 1890, thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng Dân chủ chống lại Đảng Cộng hòa; cũng được sử dụng để nói đến phong trào của trí thức ở Nga ấp ủ mộng ước xây dựng những “công xã nông thôn”. Có những quan điểm xem dân túy như một “ý thức hệ mỏng”, không có hệ thống quan điểm riêng, không có nhân tố cấu thành cốt lõi tư tưởng; hay là một phong trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm văn hóa và tình cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với những người của tầng lớp đặc quyền. Về ngôn ngữ và phương thức hành động, dân túy “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng”; được đánh dấu với những biểu hiện dường như “phi chính trị” như từ chối giới tinh hoa để nói lên tiếng nói của người có vị trí xã hội thấp… Trong ngôn ngữ hằng ngày, dân túy thường dùng để chỉ trích đảng phái, chính trị gia tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai, trống rỗng, thiếu trách nhiệm, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề. Chủ nghĩa dân túy phục hồi có thể từ 6 nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Sự trì trệ về kinh tế, già hóa dân số, mức thu nhập không tăng đã làm gia tăng sự bất mãn. (2) Toàn cầu hóa đã mang lại lợi ích chủ yếu cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia; người lao động mất việc không thể tìm việc mới nên bất bình. (3) Quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, tin giả tràn lan khiến người dân hiểu không rõ vấn đề, hoang mang. (4) Chính sách xã hội đối mặt với nhiều thách thức, nợ của chính phủ gia tăng đáng kể, đè nặng đời sống người dân và xã hội. (5) Sự quan liêu xa rời nhân dân và khoảng cách lớn giữa lợi ích, tiếng nói của người dân với người có quyền lực trong xã hội. (6) Di dân và di tản toàn cầu khoét sâu khoảng cách giữa người đến và người sở tại về tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển. Khi nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài, vượt quá giới hạn chịu đựng mà không có những giải pháp chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp sẽ xuất hiện các khuynh hướng của chủ nghĩa dân túy. Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế, đòi hỏi dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực; thế nhưng “nhận thức về dân chủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế”, “có lúc, có nơi việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ”. Điều quan trọng là phải thẳng thắn nhìn nhận những nguyên nhân như nêu ở trên đều có tồn tại ở Việt Nam; và “việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả, giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng”. Đó chính là những điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát. Trong khi điều kiện thông tin chưa thật sự đầy đủ, có thể dẫn đến nhầm lẫn giữa dân chủ và dân túy; nếu phần tử cơ hội lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ cá nhân, phe nhóm, sẽ có nguy cơ một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các phát ngôn, hành động dân túy. Để phòng ngừa chủ nghĩa dân túy, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại và hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau: Một là, nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy. Có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện này qua phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền, và thu hút được sự quan tâm của quần chúng. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”. Những phát ngôn, hành động mang tính dân túy lấy được lòng dân vì đã “sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông”. Hai là, người dân tin, đi theo và ủng hộ các nhân vật dân túy phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình và bức xúc của người dân. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ”. Vì vậy, cơ quan công quyền cần tìm hiểu và hành động có trách nhiệm để giải quyết hiệu quả những bức xúc, những nguyện vọng, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Cơ quan công quyền các cấp và mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thực sự vì lợi ích chung, vì lợi ích chính đáng của nhân dân, của dân tộc và hành động theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”; không đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Ba là, tiếp tục kiên định, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện chiến lược đối ngoại, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”. Tuy nhiên, không vì quá cảnh giác với chủ nghĩa dân túy mà tự cô lập; muốn quan hệ và “làm ăn” mà “làm theo đám đông” và qua đó để cho chủ nghĩa dân túy có điều kiện xâm nhập, nảy sinh ở Việt Nam. Đăc biệt là hết sức tỉnh táo, chủ động và mềm dẻo để Việt Nam không bị cô lập, không bị tác động tiêu cực bởi “chủ nghĩa dân túy”. Bốn là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đặc biệt là nhận diện rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất là các biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân túy, là “cơ hội” cho dân túy bộc phát, lên ngôi. Từ việc nắm vững những kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống chính trị, tạo chuyển biến về chất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cán bộ, đảng viên tự khép mình vào kỷ luật của Đảng, nói và làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước… để góp phần bồi đắp niềm tin của nhân dân về Đảng ta. Năm là, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Hiện nay, có những cây bút do chủ ý hoặc non nớt về chính trị đã cổ súy cho chủ nghĩa dân túy, đem đến sự nhầm lẫn trong đánh giá. Trong nhiều trường hợp, người dân khó nhận ra người theo chủ nghĩa dân túy, dễ nhầm lẫn giữa người vô nguyên tắc, vô chính phủ với người mạnh mẽ đổi mới. Vì vậy, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân cần nhận thức rõ, cảnh giác và từng bước đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy. Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là quá trình bền bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Do vậy, phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao sự phòng ngừa; cấp bách tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trích đăng từ bài viết “Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam” đăng trong tạp chí Thông tin tham khảo số 10 – 2018.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hội CCB phường 2, quận Tân Bình

Ngày 26 tháng 12 năm 2019, Tại hội trường UBND phường 2, quận Tân Bình, Hội Cựu chiến binh phường 2 đã phối hợp với UBND, MTTQ các Đoàn thể phường tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, có 95 cán bộ hội viên và nhân dân địa phương tham dự.  ...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây