PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG TÁN PHÁT CÁC ẤN PHẨM, TÀI LIỆU PHẢN ĐỘNG

Thứ bảy - 14/09/2019 11:58
PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG TÁN PHÁT CÁC ẤN PHẨM,  TÀI LIỆU PHẢN ĐỘNG
MỘT SỐ GẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG TÁN PHÁT CÁC ẤN PHẨM, TÀI LIỆU CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA Ths. Nguyễn Đức Quỳnh Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta, các thế lực thù địch đã triệt để thông qua xuất bản, phát tán các ấn phẩm, tài liệu có nội dung xuyên tạc, bóp méo tình hình trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo. Coi đó là một mũi tấn công quan trọng nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước đưa Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Qua nghiên cứu thực tiễn những năm qua cho thấy, các thế lực bên ngoài xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu chính như sau: Một là, các báo cáo, nghị quyết, dự luật… của Nghị viện, Quốc hội Mỹ, Úc, các nước phương Tây (Anh, Thụy Sĩ…) như: Báo cáo thường niên về Tự do Tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Báo cáo, Nghị quyết thường niên của Quốc hội châu Âu, Anh về tình hình nhân quyền thế giới… Các văn bản này thường đưa ra nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình dân chủ, nhân quyền ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thông qua đó nhằm đưa ra các yêu sách trong quan hệ ngoại giao song phương, đa phương với Việt Nam. Hai là, các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền (Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW)…), điển hình như: Báo cáo thường niên, Nghị quyết, thông cáo báo chí, kháng thư… gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam… có nội dung bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền, đưa ra yêu sách, kiến nghị đòi thả các đối tượng vi phạm pháp luật bị ta bắt giữ, xử lý. Ba là, các ấn phẩm xuất bản như: sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi, truyền đơn… của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ, các NGO hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, lãnh đạo Đảng, Nhà nước… có nội dung bóp méo, xuyên tạc tình hình, vụ việc trong nước rồi vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, dân tộc, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Bốn là, các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Việt của các hãng VOA, RFA, RFI… có nội dung cập nhật thường xuyên tình hình dân chủ, nhân quyền ở trong nước, sau đó xuyên tạc hoặc tô đậm những yếu kém, vi phạm của chính quyền các cấp trong giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, dân tộc; xử lý các đối tượng lợi dụng tư do báo chí, tự do ngôn luận… để vu cáo, rêu rao Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo. Nhằm phát tán, chuyển tải các ấn phẩm, tài liệu xuyên tạc, phản động vào trong nước, các thế lực thù địch đã lập ra hàng ngàn trang web (Danlambao, Quehuong, Saigonnews…), hàng trăm báo, tạp chí (Chiến sĩ Tụ do, Đất Mẹ…), hàng trăm đài phát thanh (VPR, RFI, 2VNR…) ở các quốc gia (Mỹ, Úc, NewZealand) có chương trình tiếng Việt. Đặc biệt, chúng thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter… và các blog để truyền tải, tán phát các bài viết, báo cáo, thông tin có nội dung xuyên tạc, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo trong nước nhằm vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp, đồng thời kích động, lôi kéo nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh chính trị - trật tự xã hội; qua đó nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng đẩy mạnh hoạt động phát tán các tài liệu, ấn phẩm phản động trước, trong các kỳ họp Hội đồng nhân quyền LHQ có đoàn Việt Nam tham gia nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Các thế lực thù địch còn tìm cách tác động các chính khách cực đoan Mỹ, phương Tây (L.Sanchez, T.Ballcells. H.Bielefeldt…) thường xuyên gây sức ép Hạ viện Mỹ Anh, Quốc hội EU ra các nghị quyết, dự luật… xuyên tạc vu cáo tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam; qua đó, nhằm đưa ra yêu sách đối với nước ta. Đặc biệt, từ năm 1999 đến nay, hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ cho ra cái gọi là “Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế” đánh giá thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhiều lần đưa Việt Nam vào danh sách CPC để áp dụng biện pháp trừng phạt vì cho rằng Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng”… Các thế lực thù địch còn thông qua hợp tác trên lĩnh vực bưu chính viễn thông, báo chí xuất bản trong nước; qua các chương trình hợp tác quốc tế, dự án đào tạo báo chí, các hội thảo; qua các nhân viên ngoại giao, các đoàn khách quốc tế vào thăm, làm việc tại Việt Nam để chuyển tải các ấn phẩm, báo cáo, tài liệu vào trong nước. Qua đó, nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ xa rời mục tiêu, lý tưởng, mất lòng tin vào Đảng, từng bước hình thành xu hướng ly khai, lôi kéo dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng phản động, tiến tới hình thành đảng đối lập ở Việt Nam; thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta. Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này; trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, pháp luật chỉ đạo và quản lý hoạt động trên lĩnh vực này, như: Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước tình hình mới, Chỉ thị 34-CT/TW ngày 17/4/2009 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; ban hành Luật Báo chí 2016, Luật Xuất bản 2012… Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đã chủ động triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xuất bản, tán phát các ấn phẩm, tài liệu phản động. Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo tăng cường quản lý báo chí, internet, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong đấu tranh, phản bác các thông tin và luận điệu sai trái; các hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để tán phát tài liệu, ấn phẩm phản động. Bộ Công an đã cung cấp cho người dân về âm mưu, hoạt động lợi dụng các kênh thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội… để tán phát ấn phẩm, tài liệu phản động, đồng thời phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các tập đoàn truyền thông như: Google, Youtube… gỡ bỏ các clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại và triển khai các biện pháp đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo pháp luật. Thông qua các kênh hợp tác song phương, đa phương, đối ngoại nhân dân…, các cơ quan chức năng đã chuyển tải chính sách, thành tựu đảm bảo nhân quyền tới cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài, góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền đối với nước ta. Đặc biệt, việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016, thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ (ECOSOC) với số phiếu cao, đồng thời đã bảo vệ thành công 2 phiên Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm định (UPR)… đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, góp phần nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, đã góp phần ngăn chặn các cơ chế của LHQ, Mỹ và các nước phương Tây thông qua Báo cáo, Nghị quyết xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đã đạt được, công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động này vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định, đó là: Công tác quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, internet… còn tồn tại nhiều bất cập; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng ngừa, đấu tranh còn nặng hình thức. tình trạng vi phạm định hướng tuyên truyền, vi phạm các quy định pháp luật trong việc viết, đăng thông tin, bài viết nhạy cảm, tán phát trên phương tiện thông tin đại chúng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quản lý mạng xã hội, internet và xử lý vi phạm trên lĩnh vực này chưa đồng bộ và chưa theo kịp tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, định hướng thông tin và đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn còn thụ động, thiếu sắc bén. Công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng xã hội, internet để tán phát ấn phẩm, tài liệu phản động còn gặp nhiều khó khăn do các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn công nghệ cao, tinh vi, phức tạp; trong khi đó, lực lượng chuyên trách làm công tác này còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn thiếu, lạc hậu nên gặp khó khăn trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận nhân dân do nhận thức chưa đầy đủ nên không trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện tài liệu phản động, thậm chí có người còn che, giấu tài liệu, gây khó khăn cho công tác đấu tranh. Những năm tới, nhằm “diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động tán phát ấn phẩm, tài liệu chống phá Việt Nam, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau: Một là, tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch để tán phát các loại văn bản, tài liệu, ấn phẩm… và thời điểm đẩy mạnh các chiến dịch tán phát tài liệu phản động để kịp thời triển khai biện pháp đấu tranh, ngăn chặn. Trong đó, đặc biệt chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để chủ động triển khai công tác phòng, ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, báo chí, quản lý internet… cần chủ động rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, cần xác định những quan hệ xã hội nảy sinh trong lĩnh vực này chưa được pháp luật điều chỉnh để kiến nghị Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành mới văn bản pháp luật, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động xuất bản, tán phát tài liệu, ấn phẩm nhằm chống phá nước ta. Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, tính chất công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng việc xuất bản, tán phát tài liệu, ấn phẩm phản động nhằm chống phá nước ta; vai trò, tầm quan trọng của công tác phối kết hợp để giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tác hại của các tài liệu, thông tin phản động; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin xấu, độc, nguy hại đối với xã hội; kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng các tài liệu, ấn phẩm phản động để xử lý kịp thời. Xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội, internet. Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng can thiệp nội bộ nước ta. Năm là, thường xuyên ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, trang bị các phương tiện thiết bị hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, kiểm duyệt, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý báo chí, xuất bản, quản lý internet… đáp ứng kịp thời yêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng khoa học công nghệ để xuất bản, tán phát các tài liệu, ấn phẩm chống phá Việt Nam. Cần thường xuyên bổ sung, củng cố tổ chức nhân sự, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu do tình hình công tác đặt ra. Tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra phát hiện các trang web, blog… có nội dung xấu, độc hại để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Sáu là, các địa phương cần tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, Đề án của Chính phủ đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời và dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai, các vụ đình công, lãn công, đòi cơ sở thờ tự, tôn giáo… ngay từ cơ sở, không để hình thành điểm nóng, không để các thế lực bên ngoài, các đối tượng trong nước lợi dụng, thổi phồng, xuyên tạc tình hình, không để các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao lợi dụng can thiệp, đưa yêu sách hoặc tác động làm phức tạp tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Trích đăng từ tạp chí Thông tin tham khảo tháng 5 - 2018.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây