Đấu tranh chống các quan điểm sai trái

Thứ bảy - 14/09/2019 11:40
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái
KHẮC PHỤC BẰNG ĐƯỢC VẤN ĐỀ CỦA “MỘT BỘ PHẬN’’ Vân Tâm Trong bài phài phát biểu hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI ngày 27/02/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ít nhất 5 lần nhắc đến cụm từ “một bộ phận” nhằm chỉ một số cán bộ, đảng viên có những biểu hiện chưa lành mạnh, thậm chí tiêu cực, hư hỏng. Đó là: 1. “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ (chúng tôi nhấn mạnh) cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; 2. “Hiện nay cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng” (phần nói về phạm vi của Nghị quyết); 3. “Về phạm vi, là tương đối phổ biến, có ở các cấp, các ngành (“một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”)”; 4. “Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức”; 5. “Nguyên nhân về sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, bất chấp đạo lý dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; cán bộ lãnh đạo, quản lý không gương mẫu” (phần đánh giá tình hình, nguyên nhân). Tự nhận diện về vấn đề “một bộ phận” của Tổng Bí thư, có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý: Thứ nhất, trong Đảng hiện nay thực sự đang tồn tại một bộ phận hay một số cán bộ, đảng viên có “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, có “tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm”, có sự “thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu”, cũng như “sa vào chủ nghĩa cá nhân quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, bất chấp đạo lý, dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm”… Đánh giá này thể hiện tinh thần thẳng thắn, mạnh dạn nhìn nhận sự thật của người đứng đầu Đảng. Nhưng điều đó cũng thấy rằng các biểu hiện tiêu cực của “một bộ phận” đó đang ở mức độ nguy hiểm, trầm trọng, bởi nó không chỉ dừng lại ở vấn đề phẩm chất, đạo đức, tư cách hay các biểu hiện mang tính cá nhân nữa mà đã đi đến vấn đề chính trị, lý tưởng. Nếu một bộ phận cán bộ, đảng viên đã không còn (hay không có) niểm tin ở Đảng, ở lý tưởng chủ nghĩa xã hội, ở tinh thần cống hiến, phục vụ nhân dân thì điều đó thật đáng báo động cho Đảng. Thứ hai, nếu đã xác định có “một bộ phận” thì cần thiết tìm cho ra “một bộ phận” đó. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết này, có sự kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, thực chất là một sự sàng lọc, để chỉ ra ai nằm trong số “một bộ phận” cần phải uốn nắn, khắc phục, sửa chữa, thậm chí loại trừ. Dĩ nhiên không thể có “chỉ tiêu” cho từng tổ chức đảng cụ thể nhưng mỗi tổ chức cần mạnh dạn chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu của tập thể, của cá nhân, nhất là ở các vị trí lãnh đạo. Do đó, có thể hiểu “một bộ phận” là những cá nhân, tổ chức cụ thể mà cũng có thể là những mặt, những yếu tố hạn chế bên trong của cá nhân, tổ chức đó. Trong quá trình “tìm ra” “một bộ phận” có thể rơi vào hai thái cực: hữu khuynh - hời hợt, “nhẹ người nhẹ ta” hoặc tả khuynh - quyết liệt, phân hóa địch - ta không cần thiết. Và, cũng có thể bị lợi dụng để đấu đá nội bộ hoặc bôi nhọ, trả thù cá nhân, vì vậy cấp ủy phải xác định tinh thần khách quan, trung thực, công tâm trong việc làm này. Thứ ba, liệu có cần định lượng “một bộ phận” là bao nhiêu hay không hay chỉ cần định tính là thực tế có tình trạng đó? Đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cho rằng cần thiết phải định lượng, tức là có một con số cụ thể nào đó. Đây là một bước nâng cao của sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Bởi có xác định rõ có bao nhiêu đảng viên, cán bộ thoái hóa, tiêu cực và số đó là ai thì mới có thể có biện pháp đấu tranh (phòng ngừa, ngăn chặn, loại trừ) đúng đắn, hữu hiệu. Không đến mức “địch - ta” nhưng rõ ràng là cần “vạch mặt chỉ tên” người tốt kẻ xấu (không nhất thiết là công khai hoàn toàn điều đó) để thanh lọc tổ chức, bộ máy. Có như vậy, mới không lẫn lộn chân - giả, chính - tà, cũng như điều đó mới làm cho đảng viên tốt yên tâm phấn đấu, đảng viên chưa tốt tự tu chỉnh lại mình, còn đảng viên tha hóa phải bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ. Dĩ nhiên, việc xác định này không dễ dàng và cũng không thể máy móc, tùy tiện mà phải thấu tình đạt lý. Đây lại là một thử thách nữa cho Đảng nói chung và Trung ương nói riêng trong cuộc chiến cam go này. Thứ tư, trong “một bộ phận” đó, vấn đề được chú ý nhiều là có những cán bộ, đảng viên là lãnh đạo, quản lý, có chức, có quyền, kể cả cán bộ cấp cao. Theo lẽ thường, cán bộ càng cao thì càng phải tiên phong, gương mẫu bởi hình ảnh của họ có tác động đến rất nhiều người khác, hành vi của họ có ảnh hưởng đến rất nhiều người và nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Vì vậy, nếu cán bộ càng cao mà hư hỏng thì hậu quả lại càng nặng nề. Như đánh giá của Tổng Bi thư, rõ ràng biểu hiện tiêu cực đã có cả ở những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cấp cao. Điều đó, yêu cầu chấn chỉnh lại càng trở nên cấp bách và quyết liệt hơn bao giờ hết bởi không chỉ hạn chế thấp nhất các thiệt hại cho Đảng, cho đất nước do số này tạo ra mà còn có tác động thuyết phục, động viên, tạo niềm tin, thậm chí răn đe các cán bộ, đảng viên khác. Thứ năm, từ “một bộ phận” đến “một bộ phận không nhỏ” tức là có sự gia tăng về số lượng, cũng là biểu hiện sự trầm trọng hơn về các biểu hiện suy thoái trong Đảng. Thống kê ở các nghị quyết của Đại hội hay Trung ương trước đây cũng có điều tương tự: trong từng biểu hiện suy thoái, “một bộ phận” đã tiến đến “một bộ phận không nhỏ”. Sự gia tăng đó vừa thể hiện mức độ nguy hiểm của sự suy thoái, đồng thời cũng cho thấy rằng các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả như mong muốn. Như vậy, lần này Trung ương phải quyết liệt, triệt để hơn nữa; các biện pháp đấu tranh phải thực tế và mạnh mẽ hơn nữa; cách thức tiến hành phải đồng bộ và dài hơn nữa… …Sự nhìn nhận về vấn đề “một bộ phận” có thể xem là một vấn đề có tính quan điểm. Bởi vì chỉ khi Đảng có sự nhìn nhận thấu đáo, hợp lý, dũng cảm trước một thực trạng phức tạp thì mới có thể đề ra được các giải pháp đúng đắn, khả thi và có hiệu quả. Mọi sự tránh né, hời hợt đều có thể trở thành sự dung dưỡng thực trạng đó và dĩ nhiên không thể có kết quả thực tế. Vì vậy, phân tích, nhìn nhận một cách thấu đáo về “một bộ phận” lại trở lên quan trọng và cần kíp trong bối cảnh hiện nay của Đảng. Trích đăng từ cuốn “Góp phần ngăn chặn các hiện tượng suy thoái và đấu tranh chống các quan điểm sai trái” của Ban Tuyên giáo Thành ủy năm 2016.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây