ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ

Thứ bảy - 14/09/2019 11:39
ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM - CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐANG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ “DÂN CHỦ HÓA” ĐỂ CHỐNG PHÁ TA Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Về kinh tế, từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã thực hiện đường lối kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, tăng trưởng GDP theo đầu người của Việt Nam kể từ 1990 nằm trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh, trung bình đạt 5,5% mỗi năm trong những năm 90 và 6,4% trong những năm 2000. Đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn khoảng gần 3% trong cả nước. Cơ sở hạ tầng và các tiềm năng khác phát triển tạo lợi thế cho bước phát triển trong những năm tiếp theo. Về chính trị, Đảng và Nhà nước ta có quyết tâm đổi mới nhưng thận trọng và có phương pháp thích hợp mà nội dung cốt lõi là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảng Cộng sản Việt Nam xác định “phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cho phép các công dân đều có quyền ứng cử để tranh cử là đại biểu quốc hội. Số lượng các ứng cử viên độc lập tự ứng cử (nhiều người trong số đó là các nhà hoạt động xã hội dân sự) ngày một tăng, năm 2007 là 30 người, năm 2012 là 82 người, năm 2016 là hơn 100 người. Nội dung và phương pháp hoạt động của Quốc hội cũng ngày càng được đổi mới, việc tranh luận phản biện với các chủ trương, quyết sách của Chính phủ, việc chất vấn các thành viên Chính phủ, lấy phiếu tín nhiệm các thành viên chủ chốt diễn ra thẳng thắn, minh bạch hơn Tất cả những đổi mới mang tính hệ thống này đã tạo nên không khí cởi mở, dân chủ trong toàn xã hội. Ở trong nước, đại bộ phận quần chúng nhân dân phấn khởi, hồ hởi ý thức được trách nhiệm chính trị của mình. Tuy vậy có một số ít người không nhận thấy hoặc cố tình không nhận thấy, không thừa nhận sự đối mới rất tiến bộ, rất nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Không những vậy họ còn cấu kết với các thế lực thù địch ngoài nước lợi dụng sự mở rộng dân chủ để kích động quần chúng khi chúng ta có sơ hở, sai sót, chúng tập họp quần chúng đấu tranh biểu tình, đòi yêu sách vô lý gây mất trật tự xã hội. Gần đây, chúng còn viết bài trên các báo, đài thiếu trung thực, trích dẫn, đưa tin cắt xén tùy tiện phục vụ ý đồ riêng. Trước thực trạng trên chúng ta hãy nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác lại những quan điểm, luận điệu và những việc làm sai trái của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào bảo vệ Đảng, nhân dân và sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Trước hết, cần khẳng định chế độ nhất nguyên chính trị của Đảng ta là đúng đắn. Thực tế đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng chính trị duy nhất lãnh đạo thành công cách mạng Việt Nam đến ngày nay. Với xu thế hội nhập quốc tế cùng sự đổi mới về kinh tế, Đảng ta chủ trương mở rộng dân chủ, đổi mới nội dung và phương pháp tiếp cận phù hợp để nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi điều kiện và hoàn cảnh. Sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong các bộ luật cụ thể. Với quan điểm lấy dân làm gốc, Đảng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên thực hiện “gần dân, trọng dân, học dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; phải sâu sát, vận động Nhân dân và gương mẫu cùng quần chúng thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Phải thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, kiểm tra”. Tất cả những điều trên không phải là khẩu hiệu mà thực tế đã trở thành hành động phổ biến trong hầu hết đảng viên. Đồng thời với thực hiện dân chủ, phải giáo dục tính thượng tôn pháp luật để mọi tổ chức, mọi công dân hiểu và nghiêm túc thực hiện. Phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tạo khung pháp lý kiểm soát được hoạt động của xã hội nhất tổ chức phi chính phủ kể cả tổ chức của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Phải có cơ chế kiểm soát hệ thống thông tin đại chúng báo chí, phát thanh, truyền hình, các mạng thông tin xã hội. Kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm tư tưởng, các luận điệu sai trái chống Đảng, Nhà nước, chống chủ nghĩa xã hội. Phải bằng nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục Nhân dân, nâng cao nhận thức giác ngộ chính trị tạo sự đồng thuận cao về mục tiêu “Độc lập dân tộc và CNXH”. Mở rộng dân chủ là chủ trương đúng đắn của Đảng, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mới. Phạm Quốc Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây