- Sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng
Với sự phát triến như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng
trở thành một bộ phận cấu thành không thế thiếu và đóng vai trò quan trọng
trong xây dựng xã hội thông tin và phát triến kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng
no của công nghệ mang tính đột pha như trí tuệ nhân tạo, Internet cửa vạn vật,
máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu
nhanh... đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự
báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng
làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Nhiều quốc gia đã nhận thức
rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe
dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiếm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn
bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80
quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada,
Hàn Quốc, NATO... nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy
cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng
chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chông
khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 06 năm trở lại đây, đã có 23
quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các
lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y
tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an
ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về an ninh mạng
cần khắc phục như: (1) Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa đủ
mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với các
mối đe dọa trên không gian mạng. (2) Không gian mạng và một số loại hình
dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động
sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường
phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng
đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên
không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu
quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. (3) Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc
tấn công mạng vói quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm
trọng, mức độ nguy hiếm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội. Khủng bố mạng nối lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng
tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia
tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng
đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. (4) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Do
chưa xác định nội hàm sự cố an ninh mạng nên khi xảy ra các sự cố nguy hại,
ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc
triển khai hoạt động ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng
có liên quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan có trách nhiệm
bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai các biện pháp, phương án
phù họp. (5) Tình hình lô, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo
ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên không gian mạng.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là do nhận
thức của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên
không gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, nhân viên
trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn chưa cao, chế tài xử phạt
chưa đủ răn đe. (6) Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc
từ nước ngoài. Không gian mạng đang ứng dụng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, tuy nhiên, sự phụ thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin
xuất xứ từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối vói an ninh mạng nếu xảy ra
xung đột. Để tránh bị tin tặc tấn công, thu thập thông tin, hoạt động tình báo,
một số sản phẩm, dịch vụ mạng cần đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất
định, nhất là khi các sản phẩm, dịch vụ này được sử dụng trong hệ thống thông
tin quan trọng và an ninh quốc gia, địa điểm cơ yếu, bảo mật, chứa đựng bí mật
nhà nước. (7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa
được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa,
đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
Thực trạng trên đã đặt đất nước ta trưởc những nguy cơ:
Một là, sự phát triển của mạng xã hội góp phần quan trọng phát triến kinh
tế - xã hội, song cũng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động,
chuyến hóa chính trị, khủng bố.
Hai là, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo ra những thành tựu
khoa học công nghệ vượt trội, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng được dự báo sẽ gây nên “thảm họa”
nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Ba là, các thiết bị kết nối internet ngày càng phổ biến không chỉ mang lại
những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng - an ninh mà còn có thể bị sử dụng để tiến hành các cuộc tấn
công mạng quy mô lớn.
Bổn là, các cuộc tấn công mạng có chủ đích (Advanced Peristent Threat
- APT) không chỉ có thế phá hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an
ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử
dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt
động phạm tội.
Thực trạng, nguy cơ trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng và ban
hành văn bản luật về an ninh mạng để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi
sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Mục đích xây dựng Luật An ninh mạng
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý ơn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng
các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.
- Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát
triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, góp phạn nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
- Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi
trường không gian mạng lành mạnh.
- Triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh công
tác giám sát, dự báo, ứng phó và diễn tập ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo vệ
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đảm bảo hiệu quả công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
- Nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên
cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.
- Mở rộng họp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và điều
ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết.
- Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ
bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo
vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật An ninh
mạng. Quy định đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức
độ quan trọng của hệ thống thông tin này, trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh
vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá
điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh và ứng phó, khắc phục sự cổ an ninh mạng
đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Đe bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật
An ninh mạng đã dành 01 chương (Chương III) quy định đầy đủ các biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử
lý hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: phòng ngừa, xử lý thông tin trên không
gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công
cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián
điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân
trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng,
công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật
tự; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống
chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
đấu tranh bảo vệ an ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người
dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.
Chưong IV của Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt
động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tói địa
phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ
các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin của các cơ quan, tố chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quôc
gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ
trọng điểm. Với các quy định chặt chẽ, sự tham gia đồng bộ của cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, việc sử dụng thông tin đế vu khống,
làm nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ được xử lý
nghiêm minh. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, phát triến
công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng, nâng cao
năng lực tự chủ về an ninh mạng và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng
được quy định chi tiết trong Chương này.
Hiện nay, dữ liệu của nước ta trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng
tràn lan với mục đích lợi nhuận mà Nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý đế
quản lý, thậm chí là bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp
luật. Đe quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không
gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước
cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ giá trị gia
tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân
tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử
dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ
dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là một trong những yếu tố quyết
định sự thành bại của công tác bảo vệ an ninh mạng. Chương V Luật An ninh
mạng đã quy định đầy đủ các nội dung bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an
ninh mạng, xác định lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, ưu tiên đào
tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao, chú trọng giáo dục, bồi
dưỡng, phố biến kiến thức về an ninh mạng.
Trách nhiệm của cơ quan, tố chức, cá nhân cũng được quy định rõ trong
Luật An ninh mạng, tập trung vào trách nhiệm của lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Theo chức năng,
nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành chức năng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm thực hiện đồng bộ các biện pháp được phân công đê hướng tới
một không gian mạng ít nguy cơ, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật
trên không gian mạng.
Mặc dù được chuẩn bị kỳ lưỡng, được đa số Đại biếu Quốc hội tán thành,
nhưng do đây là đạo luật có quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp
các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên vẫn còn có
những ý kiến băn khoăn về nội dung Luật. Một số đối tượng chống đối đã có
hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc với những luận điệu như “chống lại loài
người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh
doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”,
“cấm sử dụng Facebook, Google”.
Biology Homework Help
Đây là những thông tin hoàn toàn bịa đặt,
xuyên tạc, với mục đích cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong
quần chúng nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về an ninh mạng. Luật An ninh mạng không có những quy định nêu
trên, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con
và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân.
- Ý nghĩa, tác dụng của Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng được thông qua có ý nghĩa, tác dụng sau đây:
Thử nhât, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: (*) Chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt
động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ví dụ như thông tin kích
động lôi kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành
công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây mất ổn định về an ninh
trật tự... (*) Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về
giới, phân biệt chủng tộc; (*) Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ
chức, cá nhân, gồm: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây
thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ
quan nhâ nước hoặc ngưởi thi hânh công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; (*) Các hành vi xâm phạm trật tự an
toàn xã hội như sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội,
mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong,
mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích
động người khác phạm tội. (Những hành vi này đã được quy định rải rác, cụ thể
trong 29 Điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017). (*) Các hành
vi tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng và liên quan như sản xuất,
đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây
rôi loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử...
Thứ hai, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Hệ thống thông tin quan trọng về-an ninh -quốc gia được quy định trong Luật An
ninh mạng là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều
khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm
phạm nghiêm trọng an ninh mạng. Với tiêu chí như trên, hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc
biệt đối với quốc gia như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực
đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động
của các công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan
trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các
lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài
nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí. Chính phủ sẽ quy định
cụ thể những hệ thống thông tin nào trong các lĩnh vực nêu trên thuộc Danh
mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia được giao cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trực tiêp
là lực lượng An ninh mạng thuộc Bộ Công an, lực lượng Tác chiên Không gian
mạng thuộc Bộ Quốc phòng. Đe bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật trong
nước, Luật An ninh mạng cũng giao Chính phủ quy định cụ thể việc phối hợp
giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu
Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiếm tra,
giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia.
Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Luật An ninh mạng là văn bản
Luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. Theo đó
“Tẩn
công mạng carbimazole. là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc
phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông,
mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử”. Đồng thời, quy định các nhóm
hành vi cụ thể liên quan tới tấn công mạng tại Điều 17, 18, 19, 20 và Điều 21;
quy định cụ thể các nhóm giải pháp cụ thế để phòng, chống tấn công mạng, quy
định trách nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng, chủ quản hệ thống thông tin.
Như vậy:
- Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt
động tấn công mạng theo quy định của Luật An ninh mạng.
- Các hệ thông thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương
xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các
hành vi tấn công mạng.
- Luật An ninh mạng cũng quy định cụ thê cơ chế phối họp phòng, chống
tấn công mạng của các bộ, ngành chức năng, xác định trách nhiệm cụ thể của
Bọ Công an, Bộ ơuốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ trong phòng, chống tấn
công mạng.
- Định hướng công tác tuyên truyền
Để tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong xã hội về
Luật An ninh mạng; góp phần đấu tranh, phản bác lại các luận điệu tuyên truyền
xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phần tử phản động, số cơ hội chính
trị, không bị lôi kéo, tham gia vào các hoạt động tụ tập đông người, gây mất trật
tự an ninh, công tác tuyên truyền cần tập trung làm tốt một số việc sau:
1- Tri en khai nghiêm túc, bài bản công tác tuyên truyền theo Ke hoạch số
207- KH/BTGTW ngày 16/6/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương về
“Công
tác tuyên truyền góp phần ốn định an ninh trật tự trong thời gian tới”.
2- Thông tin, tuyên truyền, giải thích rõ những nội dung cơ bản của Luật
An ninh mạng. Làm rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và ý nghĩa của Luật An
ninh mạng; đấu tranh, phản bác lại các luận điệu bịa đặt, xuyên tạc các nội dung
của Luật An ninh mạng.
3- Tuyên truyền, vạch trần các âm mưu, hoạt động lợi dụng việc ban hành
Luật An ninh mạng (và dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) để
kích động biểu tình, bạo loạn chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù
địch, tổ chức phản động, các phần tử cơ hội chính trị; qua đó nâng cao tinh thần
cảnh giác, không mắc mưu các phần tử xấu, không bị kích động, xúi giục tham
gia vào các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành hoặc có hành vi quá khích
gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật.
4- Tăng cường bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhất là những
vấn đề bức xúc của nhân dân để chủ động, kịp thời xử lý và tham mưu cho cấp
trên biện pháp giải quyết.
5- Định hướng và quản lý tốt thông tin trên báo chí, mạng viễn thông,
mạng xã hội, bảo đảm đưa tin đúng định hướng, thông tin chính xác, đúng đắn,
kịp thời đế nhân dân hiếu rõ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thông tin, bình
luận, phát ngôn thiếu căn cứ, sai lệch nội dung Luật An ninh mạng, kích động, tụ
tập đông người, tuần hành, gây rối an ninh trật tự, bạo loạn và chống phá Đảng,
Nhà nước trên báo chí, mạng xã hội...
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG