BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Thứ sáu - 11/10/2019 23:04
Tính tới thời điểm này thì Việt Nam đã đi một bước cả về chiến lược lẫn chiến thuật trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo trước tham vọng xâm chiếm của Trung Quốc.
Nhà giàn DK1 trong Bãi Tư Chính
Nhà giàn DK1 trong Bãi Tư Chính
TÌNH HÌNH HIỆN TẠI, TẠI BÃI TƯ CHÍNH

Tính tới thời điểm này thì Việt Nam đã đi một bước cả về chiến lược lẫn chiến thuật trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo trước tham vọng xâm chiếm của Trung Quốc.
Về chiến lược, có vẻ như nước ta đã tính toán cách đây 20 năm. Mặc dù khi đó đất nước còn nghèo nhưng chúng ta đã đóng cột mốc chủ quyền trên khu vực bãi Tư Chính bằng các nhà giàn DK1. Nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Công binh Nguyễn Quý cũng là Trưởng Ban xây dựng DK1 đã từng nhắc đến Tư lệnh Hải Quân đô đốc Giáp Văn Cương, với tầm nhìn chiến lược, ông ấy đã cử Lữ đoàn 171 hải quân đi khảo sát vùng biển Đông Nam của Tổ quốc, thì phát hiện ra có 6 bãi đá ngầm (Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường và Ba Kè) và một bãi bùn ở phía Cà Mau. Ngay sau đó, Đô đốc Giáp Văn Cương đã báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Và bây giờ chúng ta đã có DK1/20 vững chắc, hiện đại trên các bãi đá ngầm để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển hết sức rộng lớn và giàu có này.
Đại tá Nguyễn Quý cũng nhấn mạnh rằng: “Vị trí Tư Chính rất quan trọng, nếu đi từ đất liền ra thì sẽ đi ra vùng biển khai thác dầu khí của chúng ta là Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng và một vài cái nữa thì đến Tư Chính. Cho nên Tư Chính như cái hàng rào, là tiền đồn của vùng dầu khí của ta. Nếu kẻ ngoại bang đặt chân được vào Tư Chính thì nó khống chế toàn bộ khu dầu của chúng ta và toàn bộ bãi ngầm DK1”. Rõ ràng đừng có đùa với tầm nhìn chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Về chiến thuật, trong khi Trung Quốc xâm phạm vòng ngoài thì cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 350km về phía Đông Nam, nằm ở độ sâu 120m, gần khu vực bãi Tư Chính thì Việt Nam đã hạ đặt xong chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt nặng 14.000 tấn. Hạ đặt một giàn khoan không phải dễ dàng, nó yêu cầu rất cao về điều kiện “trời yên biển lặng”. Nhớ lại năm 2014, khi Trung Quốc lắp đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, họ phải sử dụng hàng trăm tàu vòng trong vòng ngoài để ngăn cản lực lượng chấp pháp của ta tiếp cận bởi họ là một kẻ ăn cắp, luôn lo sợ và phải rào trước đón sau. Thế nhưng trước hành động gây hấn của Trung Quốc, lần này đến lượt Việt Nam vẫn đàng hoàng hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt bởi chúng ta có quyền làm điều đó với vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Trong quá trình kéo và hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt, phía Trung Quốc không dám có động thái quấy rối nào. Đặng Trường cho rằng phía Trung Quốc cũng biết sự kiện này nhưng họ không có cớ hay tư cách gì để cản phá. Việc hạ đặt thành công chân đế giàn khoan này không chỉ thể hiện ý chí của Việt Nam không lùi bước trước sự ngang ngược của Trung Quốc mà còn mang ý nghĩa đóng dấu khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển.
Cũng xin nói thêm, dự án Sao vàng - Đại nguyệt có sự tham gia của hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Sumitomo và Idemitsu. Từ đây, có thể thấy nếu Việt Nam kêu gọi đầu tư và tận dụng được cơ hội hợp tác với các cường quốc, gắn chặt lợi ích của họ với Việt Nam theo kiểu cộng sinh như dự án Sao vàng - Đại nguyệt lần này thì Trung Quốc sẽ chẳng dám làm gì cả.
Tiếp theo, Việt Nam sẽ đối đầu với tàu thăm dò Hải Dương 8, tàu hải cảnh của Trung Quốc như thế nào để vừa bảo vệ được chủ quyền của mình, vừa tránh căng thẳng leo thang? Liệu dự án Sao vàng - Đại nguyệt sẽ đảm bảo đúng tiến độ? Vấn đề không phụ thuộc vào ý chí của Trung Quốc mà nằm trong ý chí mạnh mẽ của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nếu như nhân dân đoàn kết, hành động tỉnh táo, khôn ngoan hơn nữa thì xin lỗi có 10 Trung Quốc cũng là chuyện nhỏ với Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế do...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nội dung nào của Hội?

banner hoc va lam theo Bac
 


 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây